8 cách khắc phục lỗi DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN

13.06.2023 17:04   |   Hỗ trợ

Bạn có thể gặp lỗi DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN thường xuyên trên trình duyệt Google Chrome và một số trình duyệt khác như Safari, Firefox,… đừng lo lắng! Việc khắc phục lỗi này sẽ nhanh chóng bằng 8 cách sau đây mà Vietnix sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn.

Lỗi DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN là gì?

DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN là lỗi xảy ra khi quá trình tìm kiếm thông tin DNS đã gặp vấn đề.

DNS (Domain Name System) chính là hệ thống giúp người dùng truy cập vào website với tên dễ nhớ. Cụ thể khi người dùng nhập địa chỉ vào thanh tìm kiếm, thì yêu cầu này sẽ được DNS gửi về server và tìm đúng địa chỉ IP website trỏ tới.

8 cách khắc phục lỗi DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN

Dưới dây, Vietnix xin đưa ra 8 cách sửa lỗi không thể tìm thấy địa DNS của máy chủ trên Windows 7, Windows 10, hệ điều hành macOS hiệu quả và nhanh chóng:

1. Release và Renew địa chỉ IP

Vì đây thường là sự cố DNS từ phía client, nên việc đầu tiên là thử release và renew địa chỉ IP trên máy tính của bạn. Việc này cũng như flush cache DNS cục bộ của bạn, tương tự như bộ nhớ cache của trình duyệt.

Trên hệ điều hành Windows

Mở Command Prompt bằng cách nhấn phím Windows + R và nhập “cmd” rồi ấn “OK
Nhập ipconfig /release rồi nhấn Enter để release địa chỉ IP hiện tại của bạn.
Nhập ipconfig /flushdns rồi nhấn Enter sẽ giúp flush cache DNS cục bộ. (bạn sẽ thấy một thông báo “Successfully flushed the DNS resolver Cache” nếu nó hoạt động).
Nhập ipconfig /renew rồi nhấn Enter sẽ renew địa chỉ IP của bạn.


                                Cách mở cmd trên Windows

Một số cách khác: 

Bạn cũng có thể thử reset IP setting của bạn và Winsock catalog bằng lệnh sau: netsh int ip set dnsnetsh winsock reset.

Hoặc bạn có thể disable Adapter card mạng rồi kích hoạt lại.

Trên hệ điều hành macOS

Truy cập vào System Preferences.

Nhấn vào icon network và chọn Advanced.

Vào tab TCP/IP và click “Renew DHCP”.

Tương tự với Windows, macOS cũng có thể clear DNS cache cục bộ:

Đi đến Utilities rồi click vào “Terminal”.

Nhập lệnh dscacheutil -flushcache

Lưu ý: Sẽ không có thông báo thành công macOS.

2. Restart DNS Client Service

Nếu bạn đang chạy Windows, bạn có thể thử restart DNS client service. Việc này sẽ phân giải và cache DNS domain name. Từ đó có thể khắc phục lỗi DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN.

Mở Run (Windows + R) và nhập “services.msc” rồi nhấn “OK”.

Kéo xuống DNS Client rồi chọn “Restart”.

Nếu phần Restart có màu xám (như của Vietnix), thì bạn có thể thực hiện cách khắc phục lỗi DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN thông qua Command Prompt:

Mở Command Prompt bằng cách nhấn phím Windows + R và nhập “cmd” rồi ấn “OK

Nhập lệnh net stop dnscachenet start dnscache.

Tùy vào phiên bản Windows đang chạy, bạn có thể sẽ thấy lỗi: The requested pause, continue, or stop is not valid for this service.

Việc này có thể vì bạn cần chạy CMD như một network service để chạy lệnh. Nếu gặp lỗi này, hãy thử các cách khác dưới đây.

3. Change DNS server

Tiếp theo, để sửa lỗi DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN là thử đổi DNS server. Theo mặc định, DNS server tự động gán bởi ISP của bạn. Nhưng bạn có thể tạm thời thay đổi chúng thành một server public, chẳng hạn như Google hay Cloudflare.

Một số người thích sử dụng public DNS của Google (8.8.8.8 và 8.8.4.4) lâu dài do chúng thường đáng tin cậy hơn.

Cloudflare cũng vừa ra mắt DNS mới miễn phí, nhanh và an toàn (1.1.1.1 và 1.0.0.1) mà Vietnix sẽ sử dụng trong ví dụ này. Nếu bạn muốn sử dụng Google, các bước cũng giống nhau và chỉ cần thay thế địa chỉ DNS server bằng Google.

Mẹo: Nếu bạn đang sử dụng DNS server miễn phí và gặp sự cố. Việc xóa server đó và trở lại DNS server mặc định của ISP cũng có thể khắc phục. Vì Google và Cloudflare không phải lúc nào cũng hoàn hảo 100%. Khi đó, lỗi DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN sẽ phần nào được khắc phục.

Trên hệ điều hành Windows

Mở Run (Windows + R) và nhập “control panel” rồi nhấn “OK”.

Nhấn vào “Network and Internet” rồi “Network and Sharing Center”. 

Ở phía bên tay trái, hãy click vào “Change Adapter Settings”.

Sau đó, nhấp chuột phải vào kết nối hiện tại của bạn (đây có thể là mạng Local Area Connection hay Wireless Network Connection).

Nhấp vào “Properties”.

Chọn Internet Protocol Version 4 (hoặc IPv6) rồi nhấn vào “Properties”.



                                       Nhấn vào Properties

Hãy ghi chép lại bất kỳ cài đặt nào trong trường hợp bạn muốn quay trở lại. Nhấn vào “Use the following DNS server addresses”. Nhập các địa chỉ sau, hoặc hay thế với cái cũ:

IPv4: 1.1.1.1 và 1.0.0.1
IPv6: 2606:4700:4700::1111 và 2606:4700:4700::1001

Trên hệ điều hành macOS

Truy cập vào System Preferences.

Nhấn vào icon Network và chọn Advanced.

Chọn vào tab DNS.

Sau đó, thêm vào các địa chỉ DNS server Cloudflare sau:

IPv4: 1.1.1.1 và 1.0.0.1
IPv6: 2606:4700:4700::1111 và 2606:4700:4700::1001

4. Reset Chrome Flag

Đôi khi cài đặt hoặc các tính năng thử nghiệm của Chrome có thể vô tình bị thay đổi, gây ra lỗi DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN. Hãy đặt lại các cài đặt này về mặc định bằng cách sau:

Nhập chrome://flags vào trình duyệt. 

Nhấn vào “Reset all to default”.

Sau đó, restart trình duyệt.

5. Disable VPN và Antivirus tạm thời

Đôi khi VPN và phần mềm Antivirus có thể xung đột với nhau, hoặc ghi đè lên cài đặt mạng của bạn. Trong đó gồm cả DNS server của bạn. Nếu có bất kỳ lỗi nào, hãy thử tạm thời vô hiệu hóa chúng để xem lỗi đó có được giải quyết không.

6. Kiểm tra local host file của bạn

Mỗi máy tính đều có một host file chứa các mục nhập DNS thủ công, được ánh xạ tới các địa chỉ IP cụ thể. Thông thường, file này chỉ được sửa khi bạn muốn xem trước DNS của mình trước khi chuyển đổi domain sang host mới. Tuy nhiên, có rất nhiều cách mà file này có thể được thay đổi hay chỉnh sửa. Do đó, nếu các cách trên không phù hợp với bạn, hãy thử kiểm tra kĩ file local host này.

Trên hệ điều hành Windows

Host file trong Windows thường yêu cầu quyền truy cập bổ sung. Do đó bước đầu tiên là mở một text editor với quyền admin. 

Vào menu Start.

Tìm Text Editor của bạn.

Nhấn chuột phải và rồi chọn “Run as administrator”.

Trong Text Editor chọn File -> Open và đi đến location sau: C:WindowsSystem32driversetc

Nhấp vào host file rồi chọn “Open”.

Bạn có thể sử dụng bất kỳ text editor nào, như Notepad, Notepad++, Atom… Chúng tôi sẽ sử dụng Sublime trong ví dụ dưới đây.


                                                               Truy cập vào Text Editor Sublime

Hãy chắc chắn rằng website bạn đang cố truy cập không có ở trong này. Nếu có, hãy xóa nó.

Trên hệ điều hành macOS

Để kiểm tra host file trên macOS, chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng Gas Mask. Đây là một ứng dụng miễn phí, có thể dùng làm host file manager, host file editor. Ứng dụng này giúp mọi thứ trở nên nhanh chóng và dễ dàng! Còn không, hãy làm theo các bước dưới đây để edit host file trên macOS, một cách thủ công. 

Để có thể sửa lỗi DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN cho MacBook và iMac:

Vào Utilities rồi click “Terminal”.

Nhập lệnh sudo nano /private/etc/hosts rồi Enter (bạn có thể sẽ được yêu cầu nhập admin password).

Kiểm tra xem website bạn đang truy cập có nằm trong host file không. Nếu có, hãy xóa nó.

7. Kiểm tra DNS của domain

Nếu bạn chỉ gặp lỗi DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN trên một domain, thì sau khi check host file, bạn cũng nên kiểm tra cả cài đặt DNS trên domain name. Cụ thể là, nếu gần đây bạn có di chuyển trang web sang một nhà cung cấp hosting mới, có thể DNS đó đã được cache không đúng cách trên máy bạn. Khi đó, hãy thử làm theo cách 2 ở trên.

8. Restart máy của bạn

Nếu không có cách nào ở trên giải quyết được lỗi DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN, hãy thử restart máy của bạn, hoặc restart cả router. Vì reboot thiết bị sẽ giúp xóa rất nhiều cache tạm thời. Và có thể sẽ khắc phục được lỗi.

Lời kết

Lỗi DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN thường xuyên xảy ra trên trình duyệt Google Chrome, gây ra khó chịu nhưng nó cũng khá dễ giải quyết. Trong bài viết này, Vietnix đã hướng dẫn các bạn 8 cách khắc phục hiệu quả và dễ dàng nhất. Chúc các bạn thành công!

 

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email
Blog
Kinh doanh
Tin Công nghệ
Bài viết thủ thuật
Hỗ trợ
Tuyển dụng
Dự án thiết kế website
Câu hỏi thường gặp
Hosting là gì?
Host – Web Hosting được gọi chung là Hosting, là dịch vụ lưu trữ dữ và chia sẻ liệu trực tuyến, Khi bạn đăng ký dịch vụ Hosting, tức là bạn thuê một chỗ đặt trên server chứa tất cả các files và dữ liệu cần thiết để website của bạn chạy được.

Hiểu theo một cách đơn giản thì nếu website là một ngôi nhà, tên miền (domain) là địa chỉ ngôi nhà thì Hosting chính là mảnh đất mà ngôi nhà đó được xây dựng lên. Hosting cũng chính là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa người sử dụng internet với website, hỗ trợ các phần mềm internet hoạt động.
Tại sao cần phải mua Hosting?
Nếu không có Hosting thì website sẽ chỉ hoạt động trên máy tính bạn mà thôi, duy chỉ có mình bạn nhìn thấy, dữ liệu sẽ không được chia sẻ trên mạng. Cho nên rất cần thiết để có một gói Hosting.
Mua Hosting ở đâu uy tín?
Bạn có thể dùng Hosting nước ngoài hoặc Việt Nam. Nếu website bạn chủ yếu có lượt truy cập trong nước thì nên chọn mua Hosting Việt Nam là tốt nhất.
Có nhiều nhà cung cấp Hosting bạn có thể chọn, trong đó công ty VIHAN có hơn 16 năm trong lĩnh vực tên miền, Hosting. Là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Hosting uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Hosting gồm những loại nào?
Có nhiều loại Hosting với đa dạng tính năng khác nhau trên thị trường. Dedicated Web Hosting và Cloud Hosting là hai loại mô hình hosting được lựa chọn sử dụng nhiều nhất.
+ Dedicated Web Hosting là hình thức lưu trữ web phổ biến nhất. Với chi phí bỏ ra hợp lý bạn đã có dịch vụ đáp ứng hầu hết các nhu cầu lưu trữ website của mình. Dịch vụ Web Hosting VIHAN cung cấp dùng trên phần cứng thật giúp tối ưu và đạt tốc độ cao nhất thay vì dùng ảo hóa. Dịch vụ Share Hosting phù hợp với một doanh nghiệp sử dụng web để bán hàng và những tổ chức vừa có lượt truy cập không quá lớn.
+ Cloud Hosting là loại hosting chạy trên nền tảng ảo hóa với Cloud Hosting, bạn có máy chủ chuyên dụng nhưng máy chủ là máy ảo chứ không phải là máy vật lý. Điều này mang đến lợi ích cho người quản lý khi tiết kiệm chi phí quản lý,bảo trì, nâng cấp phần cứng nhưng lại giảm một phần tốc độ xử lý so với dùng trực tiếp phần cứng thật. Cloud Hosting cũng phù hợp với một doanh nghiệp sử dụng web để bán hàng và những tổ chức vừa có lượt truy cập không quá lớn.
Các yếu tố đánh giá một Hosting?
Một Hosting tốt được đánh giá dựa trên các yếu tố như
+ Tốc độ: Là khoảng thời gian tính từ khi người dùng internet bắt đầu truy cập vào trang web đến khi nội dung trên web được tải về hoàn toàn. Lý tưởng từ 3 đến 5 giây.
+ Dung lượng: Là dung lượng lưu trữ (Disk space) – khoảng không gian trong ổ cứng máy chủ bạn được sử dụng để lưu trữ dữ liệu.
+ Băng thông: Là lượng dữ liệu trao đổi giữa trang web với người dùng internet trong một tháng.
+ Khả năng chịu tải: Là khả năng chấp nhận số người online trong cùng một thời điểm.
+ Dịch vụ hỗ trợ của đơn vị cung cấp Hosting.
Hosting có giới hạn số lượng khách truy cập đồng thời trên website không?
Hosting VIHAN không giới hạn về số lượng khách truy cập đồng thời đối với website của bạn.
Tuy nhiên, có những giới hạn thực tế liên quan đến CPU, RAM và Entry Process ( Tác vụ xử lý đồng thời ) được quy định tùy vào phân loại Hosting.
Mỗi website là khác nhau, được lập trình và thiết kế khác nhau, sử dụng tài nguyên khác nhau. Vì vậy không có cách nào để đảm bảo số lượng khách truy cập tối đa mà trang web của bạn có thể đáp ứng.
Một website được tối ưu tốt, sử dụng ít tài nguyên trên mỗi lượt khách truy cập sẽ cho phép số lượng lớn khách truy cập đồng thời hơn.
Ngược lại, một website không được tối ưu tốt hoặc kém hiểu quả thì chỉ có thể đáp ứng duy trì được số lượng ít khách truy cập đồng thời.
Tên Doanh Nghiệp: Công Ty Cổ Phần Vihan

MST/ĐKKD/QĐTL: 0303885249

Điện Thoại: 028 62900030 – 028 37542336

Địa Chỉ: 435 An Dương Vương, Phường 11, Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: info@vihan.vn, hotro@vihan.vn

©2006 DESIGNED BY VIHAN, ALL RIGHTS RESERVED

Giỏ hàng

đóng
  • Giỏ hàng rỗng