Nguyên nhân trang quản trị Admin WordPress chậm và cách khắc phục

17.06.2024 09:16   |   Hỗ trợ

Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân trang quản trị Admin WordPress chậm và cách khắc phục

Sau 1 thời gian sử dụng, trang quản trị WordPress sẽ trở nên chậm chạp dần. Điều này thực sự gây khó chịu và mất thời gian khi truy cập vào quản trị WordPress để chỉnh sửa

Vậy đâu là nguyên nhân? Và cách khắc phục sự chậm chạp này như thế nào?

Nguyên nhân trang quản trị Admin WordPress chậm

Có rất nhiều yếu tố làm cho Admin Dashboard chậm, dưới đây là các nguyên nhân chính được tổng hợp:

Máy chủ (Server/Hosting) thiếu tài nguyên hoặc quá tải.

Sử dụng nhiều Plugin làm ngốn bộ nhớ.

Phiên bản PHP lỗi thời.

Cơ sở dữ liệu không được tối ưu.

Giới hạn bộ nhớ (Memory Limit) thấp.

Số lượng nội dung hiển thị trên Admin WordPress quá nhiều.

Sử dụng các Widget không cần thiết.

Hướng dẫn cách khắc phục

1. Nâng cấp hệ thống (Server/Hosting)

Do sử dụng máy chủ lưu trữ WordPress không đủ đáp ứng hoặc sử dụng các gói Hosting tài nguyên thấp.

Do đó, hãy chắc chắn rằng Hosting của luôn đảm bảo có cấu hình mạnh mẽ (Ram, CPU,…) để website có thể hoạt động

Dịch vụ hosting wordpress: https://www.pavietnam.vn/vn/wordpress.html

2. Kiểm tra các Plugin gây chậm

Sử dụng plugin Query Monitor để kiểm tra các plugin gây chiếm tài nguyên.

Cài đặt và kích hoạt Plugin Query Monitor (theo hướng dẫn), sau đó vào Queries by Caller và xem thời gian thực thi các lệnh như hình bên dưới:

3. Nâng cấp phiên bản PHP

WordPress là mã nguồn mở, được xây dựng dựa trên ngôn ngữ PHP. Đây là lý do khiến WordPress đề xuất người dùng thường xuyên cập nhật lên các phiên bản PHP mới nhất.

4. Giới hạn hoặc vô hiệu hóa WordPress Heartbeat API

WordPress Heartbeat API hỗ trợ tự động lưu và các tính năng thông báo dữ liệu theo thời gian thực (real-time) giữa trình duyệt và máy chủ lưu trữ WordPress.

Heartbeat API gửi các yêu cầu (yêu cầu POST) bằng cách sử dụng tệp /wp-admin/admin-ajax.php. Mỗi yêu cầu thực thi tập tin PHP bằng với thời gian CPU trên máy chủ.

Điều này có thể gây ra một lượng lớn các request được gửi đến máy chủ của bạn, dẫn đến việc sử dụng CPU tăng cao, gậy chậm website.

Để dễ dàng kiểm soát điều này, bằng cách sử dụng plugin Heartbeat Control.

Heartbeat Behavior: Bạn có thể tùy chỉnh bật, tắt, hoặc điều chỉnh Heartbeat.

Locations: Chọn khu vực muốn kiểm soát API.

Frequency: Tần suất của việc gọi Heartbeat API. Giá trị nằm trong khoảng từ 15 đến 300 giây.

5. Dọn dẹp Database

Nếu đã sử dụng WordPress được một thời gian, sẽ có rất nhiều dữ liệu thừa trong cơ sở dữ liệu như: bản sửa đổi bài đăng, bình luận spam, bản nháp, dữ liệu meta mồ côi, v.v.

Để thể thực hiện 1 cách an toàn mà không ảnh hưởng gì đến website bằng cách sử dụng plugin WP Rocket:

6. Tăng giới hạn bộ nhớ (Memory limit)

Đôi khi, quản trị admin WordPress của bạn đang bị bottleneck (nghẽn cổ chai) do giới hạn bộ nhớ PHP trên web.

Chỉ cần tăng giới hạn bộ nhớ trong website là mọi thứ sẽ được giải quyết. Nếu nhà cung cấp hosting cho phép bạn tự tăng giới hạn bộ nhớ PHP, hãy sử dụng dòng lệnh sau để chèn vào file wp-config.php:

define(‘WP_MEMORY_LIMIT’, ‘256M’);

7. Giới hạn số lượng nội dung hiển thị trên Admin WordPress

WordPress có cung cấp cho chúng ta một tính năng là Screen Options trong Dashboard.

Chức năng này cho phép tắt/mở hiển thị các trường thuộc tính, thiết lập số lượng item trên mỗi trang,…


Hãy tắt bớt các thông tin/thuộc tính không cần hiển thị, đồng thời giới hạn thấp số lượng item hiển thị cũng góp phần giảm tải cho Admin Dashboard.

8. Vô hiệu hóa các Widget không cần thiết

Quản trị WordPress mặc định thường đi kèm với rất nhiều Widgets mà có khi chúng ta không bao giờ sử dụng.

Tuy nhiên, ngay cả khi không sử dụng, các Widget vẫn tải thông tin và hoạt động làm chậm khu vực quản trị.

Để vô hiệu hóa các Widget không cần thiết, có thể sử dụng plugin Widget Disable.

Sau khi bạn cài đặt và kích hoạt, hãy vào Appearance → Disable Widgets và loại bỏ tất cả các Widget không dùng nhé.

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email
Blog
Kinh doanh
Tin Công nghệ
Bài viết thủ thuật
Hỗ trợ
Tuyển dụng
Dự án thiết kế website
Câu hỏi thường gặp
Hosting là gì?
Host – Web Hosting được gọi chung là Hosting, là dịch vụ lưu trữ dữ và chia sẻ liệu trực tuyến, Khi bạn đăng ký dịch vụ Hosting, tức là bạn thuê một chỗ đặt trên server chứa tất cả các files và dữ liệu cần thiết để website của bạn chạy được.

Hiểu theo một cách đơn giản thì nếu website là một ngôi nhà, tên miền (domain) là địa chỉ ngôi nhà thì Hosting chính là mảnh đất mà ngôi nhà đó được xây dựng lên. Hosting cũng chính là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa người sử dụng internet với website, hỗ trợ các phần mềm internet hoạt động.
Tại sao cần phải mua Hosting?
Nếu không có Hosting thì website sẽ chỉ hoạt động trên máy tính bạn mà thôi, duy chỉ có mình bạn nhìn thấy, dữ liệu sẽ không được chia sẻ trên mạng. Cho nên rất cần thiết để có một gói Hosting.
Mua Hosting ở đâu uy tín?
Bạn có thể dùng Hosting nước ngoài hoặc Việt Nam. Nếu website bạn chủ yếu có lượt truy cập trong nước thì nên chọn mua Hosting Việt Nam là tốt nhất.
Có nhiều nhà cung cấp Hosting bạn có thể chọn, trong đó công ty VIHAN có hơn 16 năm trong lĩnh vực tên miền, Hosting. Là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Hosting uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Hosting gồm những loại nào?
Có nhiều loại Hosting với đa dạng tính năng khác nhau trên thị trường. Dedicated Web Hosting và Cloud Hosting là hai loại mô hình hosting được lựa chọn sử dụng nhiều nhất.
+ Dedicated Web Hosting là hình thức lưu trữ web phổ biến nhất. Với chi phí bỏ ra hợp lý bạn đã có dịch vụ đáp ứng hầu hết các nhu cầu lưu trữ website của mình. Dịch vụ Web Hosting VIHAN cung cấp dùng trên phần cứng thật giúp tối ưu và đạt tốc độ cao nhất thay vì dùng ảo hóa. Dịch vụ Share Hosting phù hợp với một doanh nghiệp sử dụng web để bán hàng và những tổ chức vừa có lượt truy cập không quá lớn.
+ Cloud Hosting là loại hosting chạy trên nền tảng ảo hóa với Cloud Hosting, bạn có máy chủ chuyên dụng nhưng máy chủ là máy ảo chứ không phải là máy vật lý. Điều này mang đến lợi ích cho người quản lý khi tiết kiệm chi phí quản lý,bảo trì, nâng cấp phần cứng nhưng lại giảm một phần tốc độ xử lý so với dùng trực tiếp phần cứng thật. Cloud Hosting cũng phù hợp với một doanh nghiệp sử dụng web để bán hàng và những tổ chức vừa có lượt truy cập không quá lớn.
Các yếu tố đánh giá một Hosting?
Một Hosting tốt được đánh giá dựa trên các yếu tố như
+ Tốc độ: Là khoảng thời gian tính từ khi người dùng internet bắt đầu truy cập vào trang web đến khi nội dung trên web được tải về hoàn toàn. Lý tưởng từ 3 đến 5 giây.
+ Dung lượng: Là dung lượng lưu trữ (Disk space) – khoảng không gian trong ổ cứng máy chủ bạn được sử dụng để lưu trữ dữ liệu.
+ Băng thông: Là lượng dữ liệu trao đổi giữa trang web với người dùng internet trong một tháng.
+ Khả năng chịu tải: Là khả năng chấp nhận số người online trong cùng một thời điểm.
+ Dịch vụ hỗ trợ của đơn vị cung cấp Hosting.
Hosting có giới hạn số lượng khách truy cập đồng thời trên website không?
Hosting VIHAN không giới hạn về số lượng khách truy cập đồng thời đối với website của bạn.
Tuy nhiên, có những giới hạn thực tế liên quan đến CPU, RAM và Entry Process ( Tác vụ xử lý đồng thời ) được quy định tùy vào phân loại Hosting.
Mỗi website là khác nhau, được lập trình và thiết kế khác nhau, sử dụng tài nguyên khác nhau. Vì vậy không có cách nào để đảm bảo số lượng khách truy cập tối đa mà trang web của bạn có thể đáp ứng.
Một website được tối ưu tốt, sử dụng ít tài nguyên trên mỗi lượt khách truy cập sẽ cho phép số lượng lớn khách truy cập đồng thời hơn.
Ngược lại, một website không được tối ưu tốt hoặc kém hiểu quả thì chỉ có thể đáp ứng duy trì được số lượng ít khách truy cập đồng thời.
Tên Doanh Nghiệp: CÔNG TY CP VIHAN

MST/ĐKKD/QĐTL: 0303885249

Điện Thoại: 028 62900030 – 028 37542336

Địa chỉ: Saigon Asiana TMDV 1.12, số 336/20 Đường Nguyễn Văn Luông, P.12 Quận 6 Tp.HCM

Email: info@vihan.vn, hotro@vihan.vn

©2006 DESIGNED BY VIHAN, ALL RIGHTS RESERVED

Giỏ hàng

đóng
  • Giỏ hàng rỗng