Bạn mới cài đặt WordPress hoặc đang trong quá trình sử dụng nhưng xảy ra sự cố “Không vào được trang quản trị WordPress”.
Vậy sự cố nào thường xảy ra khiến bạn không thể truy cập vào WordPress? Trong bài viết này P.A Việt Nam sẽ hướng dẫn các bạn cách sửa lỗi
Nguyên nhân và cách xử lý lỗi khi bạn không vào được trang quản trị WordPress:
Hãy theo dõi những nguyên nhân phổ biến sau đây để tìm ra lý do tại sao bạn “không vào được trang quản trị WordPress.”
1. Sai tên đăng nhập/mật khẩu:
Nguyên nhân:
– Đây là lỗi phổ biến thường gặp nhất khi bạn quên mất tên tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào WordPress.
Cách xử lý:
– Khi điều này xảy ra, màn hình sẽ hiển thị lỗi và thông báo bạn đăng nhập lại thông tin chính xác. Nếu đã quên mật khẩu, bạn có thể lấy lại bằng Email của mình để có thể truy cập được WordPress.
– Trường hợp nếu bạn không nhận được Email từ WordPress, bạn vẫn có thể thay đổi mật khẩu của mình thông qua phpMyAdmin trong cPanel của bạn. Bạn chỉ cần làm theo các bước sau để thực hiện:
Bước 1: Truy cập trang cPanel của bạn.
Bước 2: Tại mục “Database”, chọn “php MyAdmin”.
Bước 3: Chọn “Database” được dùng cho trang web của bạn.
Bước 4: Tìm table “xx_users” chọn “users” cần điều chỉnh thông tin và nhấn “edit”
Bước 5: Trong “user_pass”, hãy nhập mật khẩu của bạn vào ô “Value”.
Bước 6: Sau đó bạn thay đổi mục “Function” thành “MD5” và lưu lại
Bước 7: Khi đã hoàn tất, bạn hãy chọn “Go” để lưu các thay đổi của bạn.
Bước 8: Bây giờ hãy mở trang đăng nhập WordPress của bạn và nhập thông tin đăng nhập mới.
2. Mất quyền quản trị:
Nguyên nhân:
– Bạn sẽ được cấp quyền quản trị viên khi tạo Website WordPress. Với đặc quyền này, bạn có thể quản lý tất cả mọi hoạt động trên Website. Nhưng đôi khi cũng sẽ xảy ra rủi ro khi các hacker tận dụng thời cơ chiếm đoạt Website của bạn và điều chỉnh quyền quản trị.
– Điều đó, khiến bạn không tìm thấy bất kỳ chức năng nào như: không tìm thấy phần quản trị Theme và Plugin, quyền thiết lập lại user,…
Cách xử lý:
– Đối với việc mất quyền quản trị đối với tài khoản quản trị wordpress của bạn, bạn có thể tham khảo các xử lý cụ thể tại đây
3. Xung đột Plugin:
Nguyên nhân:
– Đây là nguyên nhân dễ gặp nhất khi bạn cài mới plugin nào đó, có thể khiến bạn không vào được trang quản trị WordPress bằng cách gửi tới thông báo lỗi hoặc trang website không “loading…” thành công.
Cách xử lý:
– Bạn sẽ cần kiểm tra lại các plugin mà bạn đã cài cho trang worpdress của bạn.
Bạn tải plugin ở đâu?, từ chính nhà phát triển hay phiên bản lậu? – Có thể dẫn đến việc plugin đã bị can thiệp, chỉnh sửa, nhiễm virus
Trong quá trình tải về, bạn có gặp sự cố về đường truyền hay điều gì khiến việc tải về gặp trục trặc hay không? – Quá trình này dẫn đến việc plugin tải về không còn nguyên vẹn hoặc hỏng một số tệp tin trong file plugin.
Bạn có cài đặt quá nhiều plugin hay không? – Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xung đột giữa các plugin với nhau dẫn đến lỗi.
– Sau đó bạn có thể thực hiện gỡ và cài đặt lại plugin.
4. Lỗi do PHP:
Nguyên nhân:
– Lỗi do PHP có thể đến từ nguyên nhân do một chức năng nào đó không mong muốn hoặc bị lỗi cú pháp…
– Thông thường, lỗi xảy ra lỗi này khi dán mã vào Website mà chưa được kiểm chứng hoặc dán đoạn code từ một Website đã khóa quyền quản trị viên WordPress.
Cách xử lý:
– Bạn có thể kiểm tra và thực hiện điều chỉnh lại phiên bản php cho hosting của mình
– Để nâng cấp phiên bản PHP bằng cPanel, bạn thực hiện như sau:
Bước 1: tìm Software và bạn chọn vào mục Select PHP Version:
Bước 2: tại Current PHP version: bạn chọn lại phiên bản PHP phù hợp
5. Tập tin .htaccess hỏng:
Nguyên nhân:
– Do lỗi của các máy chủ nội bộ. Nó gây ra nhiều vấn đề như “Login Page Refreshing error” (lỗi làm mới trang đăng nhập).
Cách xử lý:
– Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể rename lại file “.htaccess” thành 1 tên khác (ví dụ: .htaccess_bk). Sau đó thực hiện tạo lại 1 file “.htaccess” mặc định mới và thử lại
====================
Ngoài ra Vihan.vn cung cấp đa dạng các Plan Hosting WordPress đáp ứng yêu cầu của khách hàng
WordPress Hosting phổ thông
WordPress Hosting chất lượng cao
WordPress VIP